Tên sản phẩm:
Sa Kê
Lượt xem:
2280 lượt xem
Tình trạng:
Còn hàng
Giá sản phẩm:
150.000 đ
Giới thiệu sản phẩm:
Cây giống Sa Kê, Cây Bánh Mì, Tên khoa học: Artocarpus altilis, Họ: Moraceae ( Dâu tằm), Chiều cao: 4 m- Đường kính thân : 10-12cm Cây Sa Kê có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á (được trồng nhiều ở Malaysia) và các Đảo Thái Bình Dương, hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Mô tả chi tiết về sản phẩm
1 – Giới Thiệu:
Cây giống Sa Kê, Cây Bánh Mì, Tên khoa học: Artocarpus altilis, Họ: Moraceae ( Dâu tằm), Chiều cao: 4 m- Đường kính thân : 10-12cm Cây Sa Kê có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á (được trồng nhiều ở Malaysia) và các Đảo Thái Bình Dương, hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Sa Kê là cây gỗ lớn, Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10m đến 20m, có nhựa mủ màu trắng sữa, cành mảnh mọc ngang, dài, làm thành tán rộng, dày. Lá Sa Kê lớn chia 3-9 thùy thuôn dài, cuống mập, rụng để sẹo trên cành. Đặc biệt lá có màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới rất nhám, khi rụng đổi màu vàng nâu khô, cứng có thể làm vật trang trí. Sa Kê là cây đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực ra đầu tiên có dạng bông dài, hoa nhỏ màu vàng, sau đó sẽ xuất hiện cụm hoa cái hình bầu thuôn, mập khi non có màu xanh, hoa mọc thẳng đứng trên cành, khi già hoa cái chuyển sang vàng rất bền. Cây Sa Kê thụ phấn nhờ côn trùng và động vật, chủ yếu là nhờ vào dơi ăn quả. Quả Sa Kê giống dạng quả mít nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Quả có thể dùng để luộc ăn, say lấy bột chiên hoặc nấu rượu…mang lại giá trị kinh tế cao. Cây Sa Kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng Cây Sa Kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng Cây Sa Kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Chọn cây khỏe mạnh, không sau bệnh, có thể là cây ghép hoặc cây chiết. Giống sakê được chia làm hai loại: loại có hạt là loại bình thường trong khi loại không có hạt là loại đột biến. Loại có hạt thường dùng hạt và khá giống hạt dẻ. Loại không có hạt dùng làm thức ăn. Các giống dùng làm thực phẩm khác nhau ít về chất lượng (Martin 1998). Loại có hạt nhân giống từ hạt. Loại không có hạt thường được nhân vô tính từ rễ hoặc chồi.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Cây Sa kê có thể trồng được quanh năm. Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14m vài tài liệu đề xuất 10m hay thấp hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12m (Narasimhan 1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứa hoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Cây sa kê sống từ 30- > 50 năm, cao từ 10- 20m, đường kính cây lên đến 1,2m, người ta thường hãm ( chặt) để cây chống đổ khi có bão nhưng không làm giảm năng suất ra quả của cây, cây sa kê thích hợp với tất cả các vùng thổ nhưỡng kể cả đất phèn, đất mặn. Cây sinh trưởng > 5 độ C, dưới 5 độ C cây vẫn sống nhưng không có quả.
5 – Phân Bón Lót:
Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết. Coronel (1983) đề xuất bón 100-200g SA/cây một tháng sau khi trồng và sau đó 6 tháng/lần. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500-1000g/cây, 2 lần/năm. Khi cây cho trái nhiều cần bón 2kg/cây. Cây không cần tỉa tạo cành ngoại trừ việc cắt đi cành chết. Khi cây quá cao có thể cưa ngọn để duy trì độ cao phù hợp cho việc thu họach (Ragone, 1997).
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Sa Kê:
Khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cao của đất lên khoảng 20cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây Tiến hành đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Xé bỏ vò bầu trước khi đặt cây xuống hố, chú ý không được làm vỡ bầu hay bầu bị biến dạng. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm. Dùng 3-4 cây gỗ cột vào thân và cành cây, đầu còn lại cắm xuống đất để tránh gió thổi làm đổ cây bật rễ non làm hỏng bộ rễ.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sa Kê:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, surper roots, phân surper lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày ) để mau ra rễ mới. Sử dụng tàn dư thực vật giữ ẩm là rất phổ biến cho cây sakê ở vùng Thái Bình Dương. Thời gian đầu sau trồng, cây cần được tưới nước nhưng sau đó nếu không tưới cây sakê vẫn sinh trưởng và đậu trái tốt, thậm chí ở vùng có mùa khô rõ rệt (Ragone, 1997).
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Thường xuyên cắt bỏ những cành lá khô, héo, sâu bệnh.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sa Kê:
Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây. Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt. Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sa Kê:
Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl…. Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng. Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm. Sakê là cây thân cứng và tương đối ít sâu bệnh, tuy nhiên rệp sáp và bệnh đốm lá có thể gặp ở nhiều cây (Rajendran 1992). Vấn đề sâu bệnh ở sakê mang tính khu vực, bọ nhảy hai đốm hại lá ở Hawaii, rệp Rastrococcus invadeniss ở Tây Phi (Agounke et al.1988), nấm Rosellinina sp. ở Trinidad and Grenada (Marte 1986), tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne sp.) gây nghiêm trọng ở Malaysia (Razak 1978). Ngoài ra còn có die-back (Zaiger and Zentmeyer 1966), thối trái, ruồi hại trái (Ragone, 1997)
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Thường hái trái khi đã già nhưng chưa chín, trái thu hoạch không rớt xuống nền đất sẽ lưu giữ được lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy có thể bảo quản sakê trong túi P.E. kín ở nhiệt độ thấp nhưng trái dễ bị tổn thương lạnh nếu bảo quản dưới 12°C. Bảo quản ở 14°C có thể giữ được 10 ngày. Thu hái cẩn thận có thể cải thiện thời gian bảo quản và chất lượng trái (Maharaj and Sankat 1990). Dùng màng bao (waxed) và bảo quản ở 16°C có thể kéo dài được 18 ngày. Bảo quản trong điều kiện điều chỉnh khí 5% CO2 và 5% O2 ở 16°C có thể bảo quản được 25 ngày nhưng giá thành cao (Ragone, 1997).
- Quý khách vui lòng liên hệ với trung tâm qua:
+ SĐT: 086.8765.888
+ Gmail: caygiongvang@gmail.com
+ Website: caygiongvang.com
+ FB: https://www.facebook.com/caygiongvang