Tên sản phẩm:
Trám Đen
Lượt xem:
1262 lượt xem
Tình trạng:
Còn hàng
Giá sản phẩm:
45.000 đ
Giới thiệu sản phẩm:
Cây giống trám đen ăn bùi, béo, rất ngon, là loại rau quả sạch, một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Trồng cây trám đen cho hiệu quả kinh tế cao. Cây trám đen cái 7 - 10 năm tuổi cho thu 2 - 3 tạ quả/năm trị giá 2-3 triệu đồng. Xin giới thiệu kinh nghiệm ghép và trồng cây trám đen của bà con nông dân Hiệp Hoà, Bắc Giang.
Mô tả chi tiết về sản phẩm
1 – Giới Thiệu:
Cây giống trám đen ăn bùi, béo, rất ngon, là loại rau quả sạch, một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Trồng cây trám đen cho hiệu quả kinh tế cao. Cây trám đen cái 7 - 10 năm tuổi cho thu 2 - 3 tạ quả/năm trị giá 2-3 triệu đồng. Xin giới thiệu kinh nghiệm ghép và trồng cây trám đen của bà con nông dân Hiệp Hoà, Bắc Giang.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây lấy giống phải là cây sinh trưởng và phát triển tốt, thân thẳng, tán rộng, không bị sâu bệnh và đã có hai mùa quả trở lên (trên 9-10 tuổi). Tốt nhất là lấy giống từ các vườn giống hoặc rừng giống đã được Nhà nước đầu tư xây dựng. hạt giống phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây. - Đường kính hạt từ: 1,2-1,5cm. - Chiều dài hạt từ: 3,0-3,5cm. - Trong 1kg hạt có từ 450-500 hạt. - Tỷ lệ nảy mầm đạt trên 50%
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Trồng trám vào hai vụ chính trong năm, vụ xuân tháng 2 - 4, vụ thu tháng 8 - 10. Trám là cây lấy quả lâu năm, tán lớn, trồng bằng cây ghép với khoảng cách: 4-5m x 7-8m. Hàng sông bố trí theo hướng đông-tây; những cây ở hai hàng con liền nhau trồng theo hình nanh sấu để tận dụng tốt nhất ánh sáng mặt trời. Sau trồng 8-10 năm tỉa bỏ những cành giao nhau giữa các cây trong hàng.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Làm đất theo phương thức cục bộ, dùng dụng cụ chuyên dùng đào hố thủ công, kích thước hố là: 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 50 cm tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng, nơi đất tốt, bón lót ít phân hữu cơ cuốc hố kích thước nhỏ; nơi đất xấu, nhiều sỏi đá cần bón nhiều phân hữu cơ thì cuốc hố lớn.
5 – Phân Bón Lót:
Bón lót, nơi đất xấu bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai (gồm các loại phân: gà, lơn, trâu, bò) kết hợp với 0,3 kg phân NPK (5:10:3)/hố. Nơi đất tốt cũng nên bón từ 2 – 3 kg phân chuồng hoai kết hợp với 0,3 kg NPK (5:10:3)/hố. Lấp đất xuống hố đến đâu đảo phân đều đến đó và lấp đầy miệng hố. Việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tuần.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Trám Đen:
Sử dụng cuốc hoặc thuổng đào một lỗ nhỏ ở giữa hố đã lấp đất, kích thước hố phải lớn hơn bầu đất của cây giống, xé vỏ bầu, đặt bầu cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất, dùng tay ấn nhẹ xung quanh bầu sao cho không làm vỡ bầu đất, vun đất hình mai rùa xung quanh gốc và cao hơn mặt đất xung quanh từ 4 – 5 cm để tránh đọng nước mưa. Sau khi trồng 1 tháng cần kiểm tra để trồng dặm những cây chết hoặc trồng thay thế những cây có nguy cơ bị chết hoặc sinh trưởng kém bằng những cây con đủ tiêu chuẩn dự phòng ở vườn ươm.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Trám Đen:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
- Năm thứ nhất: Phát dọn 2 lần + vun xới gốc 2 lần, xới vun gốc với đư¬ờng kính 0,7-0,8m, tra dặm cho đủ mật độ, không để trâu, bò, dê ăn lá, dế, mối cắn cây. - Năm thứ 2: Vẫn phát 2 lần + xới vun gốc 2 lần, bón thúc 0,1 kg NPK/cây, tra dặm cho đủ mật độ, phòng tránh gia súc ăn lá, rễ, mối cắn cây. - Năm thứ 3: Phát dọn 2 lần vào vụ Xuân và cuối Thu. Mở rộng đư¬ờng kính xới, dãy cỏ lên 1-1,2m, phòng chống gia súc ăn lá. Đến năm thứ 5, cần tỉa bỏ những cành non sâu bệnh, xới vun gốc và bón thúc thêm mỗi cây 6-8 kg phân chuồng + 1-2kg NPK để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển, ra hoa kết quả. Nếu đất tốt, đến năm thứ 6 cây sẽ có quả và cho thu hoạch được 50 năm liên tục, lúc đó cây có chiều cao 25m.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Trám Đen:
- Bón phân cho cây con (1 - 3 năm): bón 4 - 5 đợt/năm, liều lượng mỗi cây gồm 20 - 30 kg phân chuồng; 0,5 - 1kg urê; 0,2 - 0,5 kg kaliclorua; 1 - 2 kg supe lân. - Bón phân cho cây có quả: bón 3 đợt trong năm: bón phục hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành tược, cành sâu bệnh; liều lượng mỗi cây gồm: 30 -50 kg phân chuồng, bón đạm, lân, kali theo tỷ lệ 2 đạm: 1 kali : 4 lân. Bón đón hoa vào tháng 1 theo tỷ lệ: 1 đạm : 1 kali. Bón thúc quả vào tháng 4 theo tỷ lệ: 2 đạm : 1 kali. Chú ý: bón theo tán cây, khi đất ẩm, liều lượng các loại phân bón tuỳ thuộc vào sản lượng quả/cây và tuổi của cây.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trám Đen:
Trám đen thường bị sâu vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành). Sâu trưởng thành thường dùng vòi đục xung quanh ngọn cây thành các lỗ để hút chất dinh dưỡng và sau đó đẻ trứng vào lỗ đục, trứng nở thánh sâu non, sâu non chui vào thân ngọn trám để phá hại. Khi sâu non chui ra ngoài cũng là lúc ngọn Trám bị héo, cây Trám bị tổn thương. Sâu trưởng thành xuất hiện tập trung vào khoảng tháng 4-9, thời gian này cần tổ chức các đợt điều tra để phát hiện sâu hại kịp thời đề xuất biện pháp phòng trừ. Phương pháp điều tra đơn giản nhất là bố trí các tuyến điển hĩnhuyên qua rừng, tiến hành thống kê số lượng cây hại và mức độ bị hại trên tuyến từ đó suy ra cho toàn rừng. * Biện pháp phòng trừ sâu hại: Khi phát hiện có sâu hại cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây: - Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non. - Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối. - Rung từng cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết. - Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại. - Bảo vệ các loài thiên địch như kiến lửa, ong,…
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Trám đen chín vào tháng 8- 9, khi chín quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, trám chín không đều trong một chùm, lựa chọn những quả chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng tới quả bên cạnh. Để quả trong rổ rá thoáng đem đi tiêu thụ trong 7-10 ngày, nếu để lâu cần bảo quản quả tươi trong tủ lạnh 12-15 độ C. Sau khi om chín trám, ngâm trám cả quả không bỏ hạt trong nước muối 10% đun sôi, để nguội, đựng trong chum vại sành bịt kín có thể bảo quản được 5-6 tháng.
- Quý khách vui lòng liên hệ với trung tâm qua:
+ SĐT: 086.8765.888
+ Gmail: caygiongvang@gmail.com
+ Website: caygiongvang.com
+ FB: https://www.facebook.com/caygiongvang