KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHAY
Đặc điểm cây chay
Cây chay tên khoa học là Artocarpus tonkinensis, thuộc họ Dâu Tằm (Moraceae), là một loại cây gỗ mọc ở miền Bắc Việt Nam, nhất là các tỉnh miền núi trung du và thượng du. Ở miền xuôi cũng có trồng. Cây chay là một cây dùng trong y học cổ truyền Việt Nam, quả chay có thể ăn được, quả và rễ chay người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau.
1. Thời vụ trồng
Cây chay có thể được trồng quanh năm, thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa.
2. Cách chọn giống cây chay
Cây chay hiện nay được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt giống. Bà con trồng bằng bầu đất thì cần chọn giống có chiều cao khoảng 20-25 cm tính từ mặt bầu lên, đường kính gốc ≤ 1cm, chọn giống có phẩm chất tốt, cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.
3. Chọn đất vào đào hố trồng
Đất trồng cây chay nên là loại đất feralit hoặc đất sung tích có tầng đất sâu và dày đồng thời cần phải thoát nước tốt. Bà con đào hố với kích thước hố 40x40x40cm.
Mật độ trồng: Khoảng cách giữa các hố nhau khoảng từ 7m trở lên.
4. Kỹ thuật trồng cây chay
Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió.
5. kỹ thuật bón phân
Bón lót: Bón lót cho mỗi hố một lượng phân bón NPK, phân chuồng ủ hoai mục cộng với phân Lân phù hợp và vôi bột khử trùng.
6. Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước: Cây chay vốn có nhu cầu nước tưới tương đối cao nhất là trong thời gian mới trồng và. trong thời kì mùa hè nắng nóng. Bạn tiến hành tăng lượng nước tưới trong mùa khô hanh, lúc cây sắp ra hoa và lúc đang ra quả. Chú ý mùa mưa cần thoát nước tốt, tránh để cây bị ngập úng nước trong thời gian dài, cây sẽ bị thối rễ.
Làm cỏ: Xử lý cỏ dại bằng cách ủ rơm rạ quanh gốc, thường xuyên phát quang cỏ quanh gốc, xới mặt nông trên làm đất tơi xốp.
Tỉa cành: Cây chay là cay có tán lớn, bà con tiến hành tỉa thưa những cảnh bị bệnh, những cành nhỏ