1. Phân Đạm là loại phân vô cơ đa lượng đầu tiên cần chú ý khi bón cho cây trồng.
- Nguyên nhân chính là bởi vì đây là thành phần chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó tham gia vào tất cả các quá trình sống của cây.
- Lượng đạm trong đất thường ít và không cấp đủ cho cây trồng.
- Cây trồng được cung cấp đủ đạm sinh trưởng nhanh, cành lá phát triển khỏe mạnh, tổng hợp được các chất tạo nên sản phẩm nông nghiệp.
=> Đạm là yếu tố then chốt quyết định năng suất cây trồng
- Đất nước ta trồng trọt lâu ngày nên rất thiếu đạm. Các vùng mới khai hoang nhiều mùn nhiều đạm nhưng lại thiếu đạm dễ tiêu. Cho nên gần như tất cả các loại đất, tất cả các lọa cây đều cần bón đạm. Chưa bón đủ đạm, bón các yếu tố khác đều không có hiệu quả.
Chỉ khi bón đạm quá cao mà hàm lượng vitamin B2 mới giảm. Bón đạm làm tăng hàm lượng protein thô mà cũng làm tăng cả lượng axit amin không thay thế nếu bón với mức vừa phải không quá lượng- Tuy vậy không phải cứ bón nhiều đạm là tốt mà phải cung cấp đủ đúng cách.
2. Hậu quả nếu bón thừa phân đạm
Bón đạm quá mức thướng gây ra các hậu quả xấu sau đây:
- Cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn.
- Rễ phát triển ít mà nông. Phần trên mặt đất, cành lá rậm rạp, không cân đối với phần dưới mặt đất, cây dễ bị đổ.
- Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập. Bón nhiều đạm sâu bệnh hại tăng.
Một số bệnh hại phát triển mạnh khi cây được bón quá nhiều đạm như bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá úa, nhưng khi thiếu đạm lúa lại dễ bị bệnh tiêm lửa.
3.Cơ sở để sử dụng phân đạm có hiệu quả
Có 3 cách để thực hiện điều này.
- Bón đạm đợt 1) để cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào thời kì cây sinh trưởng phát triển mạnh ( KHÔNG BÓN CHO CÂY VỪA MỚI TRỒNG). Thời kì sau lúc cây sắp ra hoa và lúc kết thành quả nếu có ít phân đạm, nên tập trung cung cấp vào lúc cây sinh trưởng mạnh nhất ví dụ như: lúa vào thời kì đẻ nhánh, ngô vào thời kì có ba lá thật đến sáu lá.
- Lân, kali, silic làm cho các mô chống đỡ của cây phát triển, thân cành to và cứng cáp, hạn chế sự đổ thân (thân cây yếu dễ bị gãy, ngang thân). Lân, canxi làm cho rễ phát triển mạnh, ăn sâu hạn chế sự đổ gốc (rễ nông, cây cành rậm rạp, gốc dễ bị bật khi có gió to).
Lân, kali, magie, mangan, bo xúc tiến sự ra hoa. Các chất này cũng ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng về sản phẩm thu hoạch. Khi bón đạm cao nên bón thêm các yếu tố nói trên (lân, kali, magie, mangan, bo) để cân đối với tác động của đạm.
Sử dụng phối hợp P, K, Ca, Mg, Si, các vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng trên nền đạm cao một các hợp lý là con đường phát huy hết tiềm năng năng suất của giống để đạt đến năng suất cao.
Thời điểm bón phân đạm N tốt nhất cho cây trồng.
Thời tiết của vụ trồng cụ thể ảnh hưởng đến lượng đạm cần bón. Trước hết là nhiệt độ và lượng mưa. Thời tiết lạnh, ít mưa, cần bón nhiều đạm cho cây hơn.. Vụ đông xuân thiếu ánh sáng cần bón P, K nhưng cũng cần bón đạm nhiều hơn.
Theo thời tiết, trông cây mà bón đạm. Điều đó đòi hỏi nhà nông phải quan sát và đoán định. Không có lượng đạm cứng nhắc mà chỉ có lượng đạm hướng dẫn để đạt năng suất dự kiến. Đạt được cao hơn hay thấp hơn còn tùy điều kiện thời tiết và tài vận dụng của nhà nông để khắc phục điều kiện thời tiết đó.
Phân đạm hiện nay là loại phân dễ tan trong nước dễ lan ra và thấm xuống sâu.
Nhờ đó, cây sử dụng đạm rất nhanh mà đạm cũng mất đi rất nhanh. Sự di chuyển đạm trong đất nhanh hay chậm tùy thuộc đất nặng hay nhẹ (ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của đất) nước nhiều hay ít (ảnh hưởng đến sự hòa ta đạm vào nước trong đất và bị rửa trôi xuống sấu thoe trọng lực) va lượng hữu cơ và mùn trong đất. (ảnh hưởng đến sự hấp thu của đất và sự chuyển đạm vô cơ thành hữu cơ).
Điều kiện nước ta hữu cơ và mùn không nhiều. Ảnh hưởng chính đến sự di chuyển và rửa trôi đạm chủ yếu là địa hình liên quan đến mực nước ngầm cao thấp, đất nặng hay nhẹ, lượng mưa hàng năm và kĩ thuật tưới. Nói chung, trong điều kiện khí hậu nước ta, nếu cộng cả sự di chuyển và sự hút của cây sau khi bón đạm khoảng 2 – 4 tháng hiệu lực phân đạm bón vào còn lại trong đất đã không đáng kể.
Trên đát cát thời gian còn ngắn hơn. Do đó ta cần chia lượng đạm bón làm nhiều lần trong một vụ làm tăng hiệu quả sử dụng.
Đạm trong đất di chuyển dễ dàng và có thể di chuyển theo hai chiều:
Hòa tan trong nước và di chuyển xuống sâu theo trọng lực; di chuyển trở lại lớp đất mặn theo nước mao quản (nước nhờ lực mao quản leo theo các mao quản trong đât) khi đất khô hạn.
Bón đạm làm sao để khi đạm di chuyển đến gặp tầng đất có rễ phát triển nhất. Các vùng mưa nhiều, phân đạm thường được bón nông trên lớp đất mặt để cho khi phân trôi xuống sâu vừa gặp rễ. Vùng khô hạn, vùng mặn trái lại phân nên bón sâu.
Bón như vậy có hai mặt lợi:
- Làm cho rễ ăn xuống sâu nhờ đó tìm được nước, chống được hạn.
- Khi phân theo nước mao quản đi lên gặp được rễ.
Khi bón phân cần đảo đều cho phân trộn đều với đất.
Tuy rằng nói bón cho đúng thời kỳ nhưng cần kết hợp bón phân với làm cỏ xới xáo, vun gốc để đỡ công.