1
Điện thoại: 086.8765.888
Liên hệ với chúng tôi tại:
Liên hệ:
Chào mừng bạn đến với Trung tâm giống cây trồng Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: 086.8765.888
Tổng hợp các biện pháp tăng năng suất cây có múi
16/06/2020
Tổng hợp các biện pháp tăng năng suất cây có múi

 

Nhóm cây có múi là một trong những loại cây trồng vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân, gồm các loại cây chanh, quýt, cam, bưởi v.v... Tuy là một loại cây dễ trồng, nhưng để tăng năng suất các loại cây trồng như:cam, quýt, chanh, bưởi v.vv...vẫn còn gặp nhiều hạn chế, bởi việc lạm dụng phân bón vô cơ (phân hóa học), ít sử dụng các loại phân hữu cơ khiến đất ngày càng bị thoái hóa chai cứng, giảm độ phì nhiều tơi xốp, sâu bệnh hại ngày càng nhiều, dẫn tới việc sử dụng thuốc BVTV nhiều gây ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất trong hoa quả gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất lẫn cả người tiêu dùng. Hiện nay, các loại thực phẩm hữu cơ (Organic food) được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, và nhiều hộ nông dân nhận thấy điều đó, đã mạnh dạn thay đổi phương thức canh tác hiện tại sang phương thức canh tác mới – canh tác hữu cơ bền vững, vừa tăng năng suất vừa bảo vệ môi trường và an toàn với con người. Và việc sử dụng phân bón hữu cơ chính là nền tảng để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Các biện pháp tăng năng suất cây có múi.
1.Đất và thiết kế vườn

     Để tăng năng suất cây có múi thì việc chọn loại đất phù hợp và thiết kế vườn cây  sao cho hợp lý với từng loại cây (cam, chanh, quýt, bưởi) là biện pháp đầu tiên.
     Cây có múi trồng phù hợp với đất phù sa, tơi xốp, dễ thoát nước, tầng đất canh tác trên 0,6m, pH=5,5-7, có mực nước ngầm trên 1m. Không nên trồng trên đất nhiều cát, đất set, tầng canh tác mỏng.
     Khoảng cách tùy thuộc vào điều kiện đất đai, giống và kỹ thuật sản xuất mà trồng sao cho phù hợp. Mật độ thích hợp đối giúp tăng năng suất bưởi là  5x5m hay 6x6m, tăng năng suất cho cam quýt thì mật độ  3x4m hay 4x5m là thích hợp, với mật độ4x4m hay 5x5m là thích hợp giúp tăng năng suất chanh.
     Cần trồng đai rừng để chắm gió vừa hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập vừa tạo ra môi trường tiểu khí hậu cho vườn và hạn chế ảnh hưởng do gió gây ra.
 

vườn cam được thiết kế hợp lý
             Vườn cam được thiết kế có mật độ và khoảng cách hợp lý  

     Đối với các vùng đất dễ ngập nước (như Đồng bằng SCL) nên lên liếp rộng 6-8m và lên mô kích thước đường kính 0,5-1m, cao từ 0,3-0,5m trước khi trồng.
     Đào hố chính giữa mô với kích thước sâu 40 cm, rộng 40cm, bón 2-3kg phân hữu cơ vi sinh trộn đều với lớp đất mặt cho xuống hố và tưới nước đẫm, trước từ 20-30 ngày.
2.Chọn giống và cách trồng
     Chọn cây giống (cam, quýt, chanh, bưởi) khỏe, sạch bệnh, chọn lọc từ cây mẹ có phẩm chất tốt, mẫu mã đẹp là một trong những biện pháp giúp tăng năng suất cây có múi. Đường kính thân phần gốc từ 10-15cm,  cao trên 30cm.
Thời vụ bắt đầu trồng từ đầu mùa mưa, kết thúc trước 1 tháng khi bước sang mùa khô.

chọn giống cam quýt
            Khâu chọn giống là một trong những yếu tố rất quan trọng  

     Vận chuyển cây con ra vườn, dùng cuốc móc 1 hố sâu 20x rộng 20cm chính giữa hố đã chuẩn bị trước đó, dùng dao hoặc kéo cắt bỏ bầu PE, cẩn thận khỏi vỡ bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, lấp đất xung quanh và nén chặt.
     Dùng rơm ra tủ quanh gốc để giữ ẩm vao mùa khô, tủ cách gốc 20cm.
3.Trồng dặm, trồng xen
     Sau khi trồng từ 10-15 ngày tiến hành kiểm tra, phát hiện cây nào chết thì nhổ bỏ và thay thế ngay.
     Cây còn nhỏ nên trồng xen rau màu để hạn chế cỏ dại và tăng thêm thu nhập cho gia đình, tốt nhất trong vườn nên trong xen ổi để hạn chế rầy chổng cánh, môi giới nguy hiểm truyền bệnh gân xanh vàng lá Greening.
4.Kỹ thuật bón phân cho cây có múi
     Sử dụng phân bón một cách hợp lý cân đối là một trong những biện pháp quan trọng làm tăng năng suất cây có múi, nên các loại phân hữu cơ chuyên dùng cho cây ăn quả có múi, để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển khỏe mạnh , tăng năng suất và hướng tới nền nông nghiệp bền vững và an toàn.
Với giai đoạn vườn kiến thiết:
     Bón 4 lần vào đầu, chính giữa, cuối mùa mưa và một lần vào mùa khô, mỗi lần bón 2-3kg phân hữu cơ chuyên dùng. bón phân cần tưới nước giữ ẩm, không để đất quá khô.
Giai đoạn vườn kinh doanh

  • Bón lần đầu sau khi thu hoạch bón 2-3 kg phân hữu cơ chuyên dùng giúp cây phục hồi, để chuẩn bị cho vụ tiếp theo.

  • Bón lần 2 vào trước khi ra hoa, bón chia làm 2 đợt, mỗi đợt từ 1-2kh phân hữu cơ chuyên dùng, cung cấp dinh dưỡng cây nuôi hoa giúp hoar a nhiều và đồng loạt, tăng sức sống của hạt phân, tăng tỉ lệ đậu trái cho vườn cây.

  • Bón lần 3 vào sau khi đậu trái (45-60 ngày) bón 2-3kg phân hữu cơ chuyên dùng giúp cây đủ dinh dưỡng để nuôi trái.

  • Bón lần thứ 4 vào trước khi thu hoạch từ 30-45 ngày, bón 1,5-2kg phân hữu cơ khoáng , giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho trái tích lũy các chất,  tăng chất lượng trái.

5.Tưới nước, bồi liếp
     Để tăng năng suất cây có múi hiệu quả, việc tưới nước đầy đủ rất là quan trọng. Mùa khô cần tưới liên tục, đảm bảo cho cây trồng đủ nước. Mùa mưa nên chú ý thoát nước tránh ngập úng cho vườn cây.
     Hàng năm tiến hành vét bùn, vun đất bồi thêm liếp, mô một lớp 4-6cm sau mỗi vụ thu hoạch, chọn đất sạch không chứa nấm bệnh.
6.Cỏ dại trong vườn
     Không nên làm sạch cỏ dại, giữ lại thảm thực vật vừa chống xói mòn vừa giữ ẩm cho đất, cỏ lên cao thì dùng máy phát cỏ phát cho thấp xuống, hoặc trồng lạc dại vừa có tác dụng cải tạo đất vừa hạn chế cỏ dại và rửa trôi các chất dinh dưỡng.
7.Tạo hình, tạo tán cho cây
     Việc tạo hình cắt tỉa tán cây rất quan trọng, Khi cây con lên được từ 0,6-0,7m, tiến hành bấm ngọn để cho mầm bên phát triển, sau đó cắt bỏ bớt, chỉ lấy 3 cành theo 3 hướng cân đối làm cành cơ bản cấp 1, khi phát triển ra dài từ 50-70cm thì bấm ngọn cành cấp 1, để các cành cấp 2 phát triển, khi cành cấp 2 dài ra lại tiến hành bấm ngọn như cành cấp 1 cho cành cấp 3 phát triển, không hạn chế chiều dài và số lượng cành cấp 3.

tạo hinh tạo tán cho cây có múi
          Cắt tỉa tạo cành cho cây quýt, một công việc cần sự tỉ mỉ  

     Sau mỗi vụ thu hoạch cắt bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, cành kém phát triển những cành vô hiệu, cành vượt, mọc trong tán,…
    Trái cây có múi thường ra từng chùm, nếu nhiều trái quả nêm bỏ bớt 1 chùm để từ 2-4 trái, tùy sức khỏe của cây, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, quả to đẹp hạn chế được sâu bệnh, giúp tăng năng suất cây có múi hiệu quả.
 
                            Chúc bà con nhà nông có một vụ mùa thành công.