1
Điện thoại: 086.8765.888
Liên hệ với chúng tôi tại:
Liên hệ:
Chào mừng bạn đến với Trung tâm giống cây trồng Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: 086.8765.888
Tác dụng chữa bệnh của quất hồng bì
16/06/2020
Tác dụng chữa bệnh của quất hồng bì

CÂY QUẤT HỒNG BÌ ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG.

 

Cứ vào mùa hè, nhiều người lại săn lùng loại trái cây có hương vị thơm thơm, chua chua, thanh thanh - được Đông y đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe. 

Quất hồng bì được Đông y gọi là Quả hoàng bì (vỏ vàng) và có thêm những cái tên khác như Hoàng bì tử, hoàng đạn tử, kim đạn tử…

Dân gian ta thường dùng cây Quất hồng bì làm thuốc có tác dụng giải cảm. 

Lá quất hồng bì có vị cay, đắng, tính bình, dùng để giải cảm nắng, cảm cúm, long đờm và giảm ho.

Quả vị chua, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và chống nôn rất tốt.

Vỏ thân cây quất hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác để dùng cho phụ nữ sau sinh rất tuyệt vời.\

 

Giá trị dinh dưỡng quất hồng bì

 

 

Đông y nghiên cứu về cây  này rất kỹ, theo tài liệu công bố, thành phần dinh dưỡng của trái quất hồng bì khá đặc biệt. Trong 100g có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể.

Về đặc tính, quất hồng bì có tính lạnh, vị chua, với lượng calo khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g.

Vốn được biết đến với nhiều công dụng cụ thể như sinh tân (tạo nước bọt, các nguồn nước/dịch cơ thể), giải khát, chữa hen suyễn, chăm sóc tốt cho dạ dày, thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.

Do có vị chua ngọt, được đánh giá là một trong những loại trái cây có hương vị đặc trưng và đặc biệt trong nhóm những trái cây mùa hè, được so sánh là tuyệt vời như quả vải và hội tụ đủ 3 yếu tố: Sắc, Hương, Vị thuộc dạng "tuyệt phẩm" trong họ trái cây.

GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT TRONG CHỮA BỆNH CỦA QUẤT HỒNG BÌ

Trong quả quất hồng bì có nhiều dưỡng chất tốt, nhưng có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt đó chính là giàu chất đồng - một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe thể chất, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến các bộ phận cơ thể như cơ quan nội tạng, máu, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương cũng như bộ não, gan, tim...

Quất hồng bì thích hợp cho cho hầu hết mọi người, đồng thời nó rất tốt cho những nhóm người mắc các bệnh như: Chóng mặt, thiếu năng lượng, mệt mỏi, ù tai và chóng mặt. Những người chân tay nhờn nhớt, da dẻ nhợt nhạt, cảm thấy không đủ khí để thở sau khi hoạt động thể chất, loãng xương, tim đập nhanh…

TÁC DỤNG CHỬA BỆNH VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CỦA CÂY QUẤT HỒNG BÌ

1, Giảm ho tiêu đờm:

Hỗ trợ giải quyết tình trạng ho có nhiều đờm, đờm dính đặc, ho nhiều và các triệu chứng tương tự khác.

2, Giải khát sinh nước bọt: 

Tốt cho người bị chứng họng khô, háo nước, ăn xong sẽ giúp sảng khoái và thoải mái. Người bị khô miệng, khô mắt, suy nghĩ quá mức, thiếu ngủ, người phải nói nhiều.

Nó có thể làm loãng độ nhớt của chứng viêm đường hô hấp và tiết dịch, giúp dễ dàng loại bỏ đờm ra ngoài, đồng thời ngăn chặn ho và đờm phát triển.

3, Hen suyễn: 

Làm giảm sự kích khích của các trung tâm hô hấp, giúp cho hệ hô hấp hoạt động trơn tru và êm dịu hơn, làm giảm hen suyễn.

4, Chăm sóc, nuôi dưỡng dạ dày: 

Giúp trung hòa axit dạ dày, giảm đau dạ dày.

5, Giúp giảm đầy hơi, loại trừ trướng bụng: 

Ăn quất hồng bì có thể làm cho khí trong cơ thể vận hành thuận lợi hơn, vùng khí di chuyển rộng hơn, hạ khí xuống thấp, thoát nhanh ra ngoài nên sẽ loại bỏ được chứng đầy hơi, phù nề.

6, Điều hòa kinh nguyệt: 

Giảm đau bụng kinh, hoặc đau vùng lưng dưới trong kỳ kinh nguyệt.

7, Nhuận tràng: 

Quất hồng bì còn có tác dụng làm bôi trơn đường ruột, kích thích đi ngoài nhanh chóng hơn.

8, Nuôi dưỡng và chăm sóc lá lách: 

Tốt cho những người bị yếu lá lách, người nặng nề khó chịu do lá lách hoạt động không thông, đại tiện phân lỏng, chán ăn, tứ chi mệt mỏi.

9, Chống viêm giảm đau: 

Giúp làm dịu cảm giác đau, tiêu trừ triệu chứng sưng viêm.

10, Các tác dụng khác: 

- Vỏ của hồng bì có thể loại bỏ phù nề do trúng gió, giảm các chứng tích trữ chất dư thừa gây nặng nề trong cơ thể. Những loại quất hồng bì có vị đắng hơn thì hiệu quả càng tốt hơn.

- Những loại hồng bì có vỏ đắng hơn thì tác dụng phân giải dịch mật tốt hơn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm, hỗ trợ tốt cho tim, làm giảm áp lực gây ra đau tức ngực.

- Hạt quất hồng bì có tác dụng lưu thông khí, giảm đau, chăm sóc tốt cho dạ dày.

-Mùa hè ăn quả quất hồng bì, ngoài những tác dụng nêu trên, nếu ăn cả quả (vỏ, thịt, hạt) mặc dù hơi đắng một chút nhưng có thể có tác dụng giải nhiệt, chữa các bệnh về tiêu hóa kèm, dạ dày khó chịu, trướng bụng, có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa say nắng.

CÁCH TRỒNG CÂY QUẤT HỒNG BÌ

- Đào hố trồng cây:

Hố trồng có kích thước chuẩn là 60x60x60cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 5m.

- Phân bón lót cho cây:

Trộn lẫn đất với 5kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK cho xuống dưới hố. Sau đó, lấp đất lên khoảng 5cm để tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ còn yếu.

Nên rắc một ít vôi bột xuống hố để khử mầm bệnh cho cây.

Tiến hành trồng cây quất hồng bì: 

Sau khi chuẩn bị hố trồng và phân bón lót trước đó 1 tháng thì tiến hành trồng cây. Đào một hố nhỏ rồi đặt cây con xuống.

Trước khi trồng phải tháo bỏ túi nilon bọc ngoài bầu đất ra. Đặt cây nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ.

Lấp đất xuống rồi tưới luôn nước cho cây. Dùng cọc tre cố định cây, không để cây nghị nghiêng ngả.

Cách chăm sóc cây quất hồng bì

- Tưới nước: 

Sau 1 tháng trồng cây phải tưới nước đầy đủ. Vào ngày nắng thì tưới nhiều nước, mùa mưa thì xử lý thoát nước tránh tình trạng cây chết vì ngập úng.

- Bón phân cho cây:

Đào rãnh rộng 20cm, sâu 20cm rồi rắc phân xuống, lấp đất. Sau đó, tưới nước lên đó. Lưu ý phải đào xa gốc cây khoảng 20cm.

- Phòng trừ sâu bệnh hại:

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Sử dụng các biện pháp xén tỉa cành lá sâu bệnh... sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng đã ghi rõ trên bao bì.

 Những bệnh hay gặp là loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng...

Ngoài ra còn có thể dùng Basudin 10G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng. Trộn với  tỷ lệ 1 thuốc  với 10 cát rắc xung quanh gốc .

Bên cạnh đó, cần phải cắt cành sâu bệnh bỏ đi tránh lây lan sang những cành khác.

Thu hoạch và bảo quản.

Nên thu hoạch vào lúc trời râm mát, khô ráo. Nếu vận chuyển đi xa thì phải lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả nếu đóng vào sọt. Sau khi thu hoạch xong thì cắt bỏ cành già, cành yếu, cành sâu bệnh.