1
Điện thoại: 086.8765.888
Liên hệ với chúng tôi tại:
Liên hệ:
Chào mừng bạn đến với Trung tâm giống cây trồng Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: 086.8765.888
Cách trồng và chăm sóc cây mận tam hoa
19/06/2020
Cách trồng và chăm sóc cây mận tam hoa

Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu. Nếu được trồng chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật trồng cây mận sẽ cho hoa trái theo ý muốn, bán được giá cao nên có thể xem là cây xóa đói giảm nghèo cho một số bà con nông dân.

Kỹ thuật trồng cây mận đúng cách không những cho năng suất mà còn cho cả về chất lượng quả

Kỹ thuật trồng cây mận đúng cách không những cho năng suất mà còn cho cả về chất lượng quả

Mật độ, khoảng cách

Khoảng cách trồng 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Đất xấu trồng mau, đất tốt trồng thưa hơn. Ghép lên gốc đào, cây mọc khỏe tán to, cũng trồng thưa hơn khi ghép lên gốc mận.

Bổ hốc, đánh cây

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12, 1 khi cây nghỉ Đông. Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất.

Nếu có đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn có thể sống 100%. Muốn trồng sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6 – 10kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng.

Cách trồng

Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng. Rọc đáy túi đựng bầu. Đặt cây vào vị trí, và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra. Lấp đất giữ chặt cây. Cắm cọc cố định cây (cột cây bằng dây nilon).

Kỹ thuật chăm sóc

Giữ ẩm: Sử dụng các vật liệu dễ tìm như rơm rạ, cỏ khô … đậy phủ xung quanh gốc để giữ ẩm. Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây thường xuyên nhất là ở thời kỳ mới trồng, và khô hạn kéo dài. Cây chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo. Thời kỳ mang trái, cây rất cần nước để nuôi trái.

Cần phải bón phân, tưới nước, tỉa cành đúng thời điểm

Cần phải bón phân, tưới nước, tỉa cành đúng thời điểm

Bón phân

Cần tham khảo thêm tài liệu và kinh nghiệm bón phân trong điều kiện canh tác thực tế. Phân hữu cơ: Hàng năm nên bón cho cây 5 – 10kg. Phân hóa học: Năm thứ nhất: Bón cho cây khoảng 500 gram phân NPK 16-16-8. Chia ra 4 – 5 lần bón trong năm.

Năm thứ hai: Bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3 – 4 lần bón. Thời kỳ cho hoa trái: Bón 1,5 – 3kg phân NPK 20-20-15, chia ra làm nhiều lần bón. Thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5 – 1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi.

Trừ sâu bệnh

                                              Cây mận có khả năng chống sâu bệnh cao nên an toàn cho người sử dụng

Cây mận có khả năng chống sâu bệnh cao nên an toàn cho người sử dụng 

Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. Ở đây trồng giống mận chua, chống sâu sâu bệnh cũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc. Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm.

Thu hoạch

Mùa mận chín là tháng 5 – 6 ở đồng bằng, 7 – 8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.

Hái xanh hai chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơi xanh.